Giỏ hàng

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA MÃNG CẦU XIÊM

🔰 Mãng cầu xiêm là một loại quả được ưa chuộng ở miền nam với vị ngon ngọt. Mặc dù rất phổ biến và nhiều người biết đến nhưng ít ai biết được chúng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh từ các thành phần lá, quả, và hạt. Một số tác dụng của chúng như chữa tiêu chảy, nôn mửa, chữa cao huyết áp, chữa sỏi thận… Hôm nay 123Farm sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ càng về loại cây này nhé.

🔰 Mãng cầu xiêm là gì?

Mãng cầu xiêm còn có tên gọi khác tùy theo vùng miền là Mãng cầu gai, na gai, na xiêm, tên khoa học là Annona muricata, chúng thuộc họ Na (Annonaceae), cây thân gỗ, cao từ 3-10m, mọc rậm. Lá mãng cầu xiêm có màu xanh đậm, mọc so le, không có lông, có hình trái xoan ngọn giáo, có mùi thơm. Hoa màu xanh, mọc ở thân hoặc nhánh già, có 3 lá đài nhỏ. Quả mãng cầu có hình trứng dài khoảng 25-30cm, mọng, và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, có chứa hạt màu nâu sậm.

Quả chín được thu hoạch để ăn tươi, lấy hạt già. Quả xanh được hái đem phơi khô tán bột làm thuốc, lá dùng tươi.

🔰 Thành phần hóa học của mãng cầu xiêm.

👉 Theo nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng có trong 100g quả mãng cầu xiêm gồm: 66kcal năng lượng, 13,54g đường, 3,3g chất xơ, 0,3g chất béo, 1g chất đạm, 32% các vitamin gồm B1, B2, B3, B5, B6, B9, choline và có tới 25% vitamin C. Chất khoáng gồm canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri và kẽm.
👉 Lá mãng cầu xiêm có chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu, có chứa chlorua kali, tamin, bột và chất nhựa.
👉 Hạt chứa 0,05% alkaloid gồm muricin và muricinin.

🔰 Bộ phận sử dụng:

👉 Lá có thể dùng tươi nấu canh, phơi khô tán bột hoặc ngâm rượu hoặc chế cao xoa đắp ngoài. Giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ các bệnh tiêu hóa, vết thương ngoài da,…
👉 Quả dùng trong nước uống sinh tố hoặc giã đắp.
👉 Rễ cây ngâm rượu hoặc tán bột dùng chữa bệnh.

🔰 Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh của cây mãng cầu xiêm.

👉 Chữa tiêu chảy, nôn mửa: Hoa mãng cầu xiêm pha nước uống có khả năng làm giảm chứng tiêu chảy.
👉 Chữa huyết áp cao: Lấy vỏ quả mãng cầu xiêm hoặc lá, đem sắc chung với rau cần và rễ nhàu, lọc bỏ bã lấy nước uống mỗi ngày.
👉 Chữa sỏi thận: Sắc lấy nước từ rễ cây hoặc lá non uống mỗi ngày giúp trị bệnh sỏi thận.
👉 Trị đau nhức xương khớp: Lấy lá mãng cầu rửa sạch rồi giã nát, đắp vào chỗ khớp đau, ngày làm 2 lần.
👉 Ngừa giun sán: Lấy hạt mãng cầu xiêm nghiền nát rồi lấy nước uống hoặc lấy rễ cây sắc nước uống đều có tác dụng trị giun sán và ký sinh trùng.
👉 Đề phòng bệnh cao huyết áp: Lấy 20g lá mãng cầu xiêm rửa sạch, đun lấy nước uống thay trà.
👉 Điều trị vết thương, vết sưng tấy: Nước cô đặc từ lá cây rồi bôi lên vết sưng sẽ nhanh chóng làm giảm sưng tấy. Hoặc chiết xuất từ vỏ cây, cuống, lá và rễ cây kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh, kháng viêm vô cùng hiệu quả.
👉 Chữa vết chàm trên da: Lấy lá mãng cầu xiêm rửa sạch giã nát rồi đắp lên vết chàm.
👉 Chữa sốt rét: Lấy 10-15 lá mãng cầu xiêm rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt uống trong 1 lần, ngày uống 4 lần như vậy.
👉 Hỗ trợ giảm cân: 1 cốc sinh tố mãng cầu xiêm không đường hoặc sữa có tác dụng giảm cân rất tốt. Do trong trái mãng cầu xiêm chứa nhiều chất xơ, vitamin C và nước nên sẽ tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.
👉 Thanh nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng: Do chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe nên mãng cầu xiêm ăn trực tiếp hay làm sinh tố giải khát đều rất tốt cho cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
👉 Chữa chứng mất ngủ: Lấy lá mãng cầu xiêm non nấu canh hoặc luộc trong bữa ăn hàng ngày. Hoặc có thể dùng hãm nước uống như trà trước khi ngủ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
👉 Hỗ trợ điều trị các tế bào u ác tính: Lấy lá mãng cầu xiêm tươi hoặc khô dùng hãm như trà hoặc cho khoảng 10 lá vào 3 cốc nước, đun kỹ cho lá ra nước rồi lấy nước uống trong ngày.
👉 Làm đẹp da: Mãng cầu xiêm ít béo và có hàm lượng vitamin C cao, 1 cốc sinh tố mỗi ngày có thể thanh lọc cơ thể mang lại làn da khỏe mạnh hơn và chống oxy hóa cho cơ thể giúp trẻ lâu, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa da.
👉 Đau bụng kinh: Lấy 1 quả mãng cầu xiêm xanh cho vào 3,5 lít nước, đun sôi rồi cho thêm 200g đường đỏ, đun cho đến khi thịt quả mềm ra, chia ăn 2 lần trong ngày. Do mãng cầu có tính nóng nên sẽ làm ấm tử cung, làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.
👉 Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Lấy khoảng 15 lá mãng cầu xiêm khô cho vào sắc với 1 lít nước, đun lửa nhỏ cho đến khi còn 0,5 lít. Chia ra uống trong ngy, có thể uống nguội hoặc khi còn ấm.
👉 Chữa hen suyễn: Lấy vỏ cây mãng cầu xiêm sắc nước uống vừa chữa hen suyễn vừa có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, đem lại giấc ngủ ngon.
👉 Làm vết thương mau mờ sẹo: Lấy vỏ, rễ hoặc lá giã nát đắp vào vết thương sẽ nhanh chóng làm mờ sẹo do vết thương gây ra.
👉 Bảo vệ xương và răng: Do có chứa canxi và photpho nên khi ăn trực tiếp mãng cầu xiêm giúp răng và xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt tốt cho người cao tuổi và trẻ em.
👉 Chữa bệnh trĩ: Lấy mãng cầu xiêm chín ép lấy nước, uống mỗi ngày 2 cốc vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày.
👉 Ngừa các bệnh tim mạch: Ăn quả Mãng cầu xiêm thường xuyên là một cách ngăn ngừa bệnh tim mạch do có chứa nhiều kali và magie.

🔰 Lưu ý khi dùng mãng cầu xiêm:

 1. Người có lượng tiểu cầu thấp: do Mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu nên những người có hiện tượng này không nên ăn mãng cầu xiêm.
 2. Người đang dùng thuốc tiểu đường: Mãng cầu có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
 3. Người đang dùng thuốc hạ huyết áp: do tác dụng hỗ trợ người bi bệnh cao huyết áp nên Mãng cầu xiêm có khả năng làm giảm huyết áp, vì vậy những đối tượng này không nên dùng mãng cầu xiêm.
 4. Người mắc các bệnh về gan: nếu dùng quá nhiều Mãng cầu xiêm trong ngày ó thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc gan.
 5. Phụ nữ mang thai và cho con bú: đây là trường hợp khuyến cáo không sử dụng, đặc biệt là các chế phẩm từ lá, rễ, và hạt mãng cầu xiêm.

 Tất cả các trường hợp khi sử dụng mãng cầu xiêm để chữa bệnh nên dùng lượng vừa đủ. Những cây có giá trị dược liệu, đều được khuyến cáo khi dùng không nên lạm dụng quá nhiều.


Danh mục tin tức

Từ khóa